1
Bạn cần hỗ trợ?
Ngộ độc tại bếp ăn công nghiệp vì sao khó xử lý ? - Làm, sửa chữa bếp nướng, công nghiệp cho nhà hàng khách sạn

HOTLINE/zalo: 09666 14546

Email: sales@chatluongmoi.com.vn

 

Ngộ độc tại bếp ăn công nghiệp vì sao khó xử lý ?

Các vụ ngộ độc thực phẩm từ các bếp ăn công nghiệp sảy ra liên tiếp gần đây,vì sao Bộ Y tế vẫn khó xử lý ?

Các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) từ các bếp ăn tập thể (BATT) tại các khu công nghiệp, trường học hiện nay vẫn đang gia tăng. Những nghiên cứu, đánh giá cho thấy, sẽ khó chấm dứt được hiện trạng này vì các BATT tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.

 

Ảnh minh họa

Ăn xong bữa trưa, hàng trăm người nhập viện

Mới đây, tại BATT của Công ty Pou Yen, quận Tân Bình – TPHCM đã xảy ra vụ NĐTP làm 195 công nhân phải đến khám tại phòng khám của công ty, trong đó có 12 người phải nằm điều trị. Trước đó, khoảng 1.000 công nhân của Công ty TNHH một thành viên Wondo Vina (tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) đã bị ngộ độc thực phẩm sau bữa cơm trưa. Đến tối cùng ngày, nhiều công nhân có các triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy... phải vào cấp cứu tại các bệnh viện và trung tâm y tế trong tỉnh. Đây là vụ ngộ độc có số người mắc lớn nhất từ đầu năm đến nay. Bữa trưa đó gồm các món canh cải, thịt heo, cá viên và dưa cải..., song nguyên nhân ngộ độc do đâu rất khó tìm ra.

Còn tại nhà máy may Nam Đàn (Nghệ An) - Chi nhánh Tổng Công ty cổ phần dệt may Hà Nội cũng đã xảy ra vụ NĐTP tại BATT làm 73 người mắc. Trên địa bàn thôn Sín Pao Chải, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại đám cưới làm 145 người mắc và 85 người phải nhập viện. Tại Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 10 học sinh đã bị NĐTP sau khi ăn xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, da xanh tái, khó thở, đau đầu, huyết áp tụt… phải nhập viện khẩn cấp. Nguyên nhân ngộ độc nghi ngờ do hóa chất từ hoa quả (dưa chuột, dưa vàng) bị ô nhiễm hóa chất được mua từ quán hàng hoa quả ngoài chợ.

Các vụ NĐTP xảy ra tại bữa ăn gia đình đông người cũng khá phổ biến. Các thức ăn gây ngộ độc chủ yếu được mua tại chợ như chà bông, giò lụa, bánh chưng, bánh tét… về ăn có triệu chứng đau bụng, ỉa chảy. Có cửa hàng bán bánh chưng tại chợ Dốc Mơ (xã Gia Tân 1) huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Na đã gây NĐTP cho 30 người. Nguyên nhân gây ra NĐTP nghi ngờ do nhiễm vi sinh vật và độc tố.

Khó xử lý những cơ sở gây ngộ độc

Vệ sinh an toàn thực phẩm của BATT tại các khu bếp công nghiệp, trường học... luôn rình rập nguy cơ NĐTP. Theo một điều tra, đánh giá của ngành y tế, có tỷ lệ lớn BATT tại công ty, xí nghiệp tại TPHCM không đạt điều kiện VSATTP. 89% số BATT không đảm bảo về điều kiện VSATTP, 2% số BATT sử dụng rau, củ, quả không an toàn về hóa chất bảo vệ thực vật, 4% BATT sử dụng nguyên liệu thịt, chả, cá có chứa hàn the. 95% người phụ trách bếp chưa có kiến thức đúng về VSATTP. 88% số BATT có nhân viên chưa thực hành đúng về VSATTP... Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình NĐTP trong khu vực BATT rất đáng lo ngại bởi: Nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho BATT có số lượng lớn nhưng các BATT phải thu gom từ rất nhiều nguồn, khó bảo đảm VSATTP. Điều kiện cơ sở chế biến thực phẩm tại BATT thường rất thủ công, khó kiểm soát theo yêu cầu về VSATTP. Nhận thức về VSATTP của người chế biến, kinh doanh dịch vụ chưa cao. Do giá thành suất ăn thấp (có nơi chỉ 7.000đ đến 12.000đ) do đó các cơ sở buộc phải sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, không bảo đảm an toàn để chế biến món ăn nên nguy cơ ngộ độc cao.

Sau khi xảy ra các vụ NĐTP tập thể tại các BATT, chủ các doanh nghiệp, cơ sở chỉ bị xử phạt rất nhẹ như Nhà máy may Nam Đàn để xảy ra ngộ độc cho hơn 70 người chỉ bị xử phạt 6.000.000 đồng. Đại diện Cục ATTP- Bộ Y tế cho rằng, các DN có đông công nhân thường thuê các công ty khác chế biến suất ăn, quá trình vận chuyển, chế biến nguyên liệu nhà máy đó không biết, nên ngộ độc nhiều, hiện nay họ chuyển sang tự nấu ăn tại KCN, cũng không đảm bảo được vệ sinh. Khi xảy ra NĐTT rất khó để xử lý, làm sao đóng cửa được các nhà máy đó, nên phải vừa tuyên truyền, vừa thanh tra, vừa xử lý, vừa phải động viên để họ làm tốt hơn.

Theo Báo Lao Động